THÔNG BÁO

Thứ sáu - 06/10/2023 04:31 391 0
Nội dung: Giám sát và tư vấn tại chỗ, hỗ trợ pháp lý và tư vấn cho 300 gia đình trẻ tự kỷ
I.Tóm tắt và bối cảnh của chương trình
Theo Tổng cục Thống kê công bố Việt Nam, tỉ lệ trẻ em mắc chứng tự kỷ ước tính là 1% số trẻ em sinh ra. Như vậy, tỉnh Nghệ An hiện có 875.834 trẻ em,  ước tính trên toàn tỉnh có khoảng 8.700 trẻ em tự kỷ từ nhẹ đến nặng.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Nghệ An có khoảng hơn 40 trung tâm chuyên biệt từ nhỏ đến lớn và có thể đáp ứng hỗ trợ cho khoảng 1600 trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Như vậy, còn hơn 5000 trẻ khác vẫn còn chưa được can thiệp, giáo dục một cách phù hợp. Với ước tính của các chuyên gia thì cứ có 1 người mắc hội chứng tự kỷ thì có 8 người chịu ảnh hưởng trực tiếp. Và với số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ lớn như vậy, thì trẻ tự kỷ cần có một chương trình hỗ trợ riêng biệt, toàn diện hơn đặc biệt là trong các vấn đề về thực thi quyền của trẻ.
Mặc dù hiện nay, trong Luật Người khuyết tật đã có bổ sung thuật ngữ “tự kỷ” và Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 đã quy định về việc xác định mức độ khuyết tật, xác định dạng tật rối loạn phổ tự kỷ trong nhóm dạng khuyết tật khác nhưng việc thực thi chính sách cho trẻ tự kỷ còn rất ít, chưa có quy định chi tiết, cụ thể và việc trẻ và gia đình được hỗ trợ còn gặp nhiều khó khăn.
Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến, có thể gây ra những khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi của trẻ. Trẻ tự kỷ có thể gặp phải nhiều vấn đề pháp lý khác nhau, bao gồm:
Quyền lợi giáo dục: Trẻ tự kỷ có quyền được học tập và phát triển như trẻ em bình thường. Tuy nhiên, trong thực tế, trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và hòa nhập với các bạn cùng lớp.  
Quyền lợi chăm sóc y tế: Trẻ tự kỷ có thể cần được chăm sóc y tế đặc biệt, chẳng hạn như trị liệu ngôn ngữ, trị liệu vật lý, hoặc thuốc men.  
Quyền lợi bảo vệ trẻ em: Trẻ tự kỷ có thể dễ bị bạo lực, xâm hại hoặc bỏ rơi.  
 Dự án Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ trên địa bàn tỉnh Nghệ An được Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An triển khai từ 15/6/2023 đến 31/5/2024.
 Một số hoạt động của dự án
1.Tập huấn nhận biết về rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em và quyền của trẻ em tự kỷ cho đội ngũ cán bộ văn hóa, cán bộ y tế, giáo viên mầm non, tiểu học tại các phường, xã, thôn, bản.
2.Trợ giúp pháp lý cho trẻ và gia đình trẻ tự kỷ
3.Kết nối gia đình trẻ với các trung tâm giáo dục chuyên biệt, các chương trình, chính sách của nhà nước, các nhà tài trợ, các gia đình có trẻ tự kỷ với nhau
4.Xây dựng một mạng lưới cộng tác viên về phát hiện sớm – can thiệp sớm, tư vấn pháp lý, kết nối các gia đình trẻ tự kỷ tại từng phường, xã
Các hoạt động trên nhằm hướng tới mục tiêu lâu dài là giúp cho trẻ tự kỷ được pháp luật bảo vệ với những chính sách sát thực, phù hợp và công bằng. Trẻ được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục và các chính sách an sinh của Nhà nước.
Trong khuôn khổ Dự án, Quỹ Bảo trợ trẻ em sẽ thực hiện hoạt động Giám sát và tư vấn tại chỗ, hỗ trợ pháp lý và tư vấn cho 300 gia đình trẻ tự kỷ.
 Quỹ  Bảo trợ Trẻ em tỉnh cần tuyển chọn một chuyên gia để phối hợp xây dựng nội dung và tổ chức hoạt động này.
          II. Vai trò của chuyên gia
1.Tư vấn pháp luật: Cung cấp cho gia đình trẻ tự kỷ các thông tin pháp luật liên quan đến quyền lợi của trẻ tự kỷ.
2.Hỗ trợ pháp lý: hỗ trợ gia đình giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến thực thi quyền của trẻ tự kỷ.
          III. Thời gian làm việc của chuyên gia
TT Nội dung Số ngày Ghi chú
1 Biên tập bài truyên truyền về thông tin pháp luật liên quan đến trẻ em tự kỷ
Biên tập bộ đề cương tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho gia đình trẻ tự kỷ
0.5 ngày  
2 Thời gian hỗ trợ tư vấn pháp lý tại địa bàn 05 huyện 5 ngày Phối hợp với nhóm dự án QBTTE
3 Báo cáo, đánh giá 0.5 ngày  
  Tổng 6 ngày  

IV. Thời gian và địa điểm cụ thể:
Thời gian: 5 ngày, từ ngày 15/10-30/11/2023
Địa điểm: 5 huyện Anh Sơn, huyện Đô Lương, huyện Nghi Lộc, huyện Diễn Châu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
          V.Sản phẩm:
                   - 01 bài tuyên truyền về thông tin hỗ trợ pháp lý cho trẻ em tự kỷ
                   - 01 bộ tài liệu hỗ trợ pháp lý cho gia đình trẻ tự kỷ
                   - Báo cáo đánh giá
        VI.Yêu cầu chuyên gia
- Hiểu biết về các chính sách hiện hành về việc làm, lao động, giáo dục và y tế cho người khuyết tật, đặc biệt là cho trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ; hiểu biết về các hình thức hỗ trợ pháp lý và phạm vi của tư vấn pháp luật, về quy trình tư vấn, hỗ trợ pháp lý.
- Có trình độ chuyên môn cao về luật và giáo dục đặc biệt: Để có thể cung cấp các tư vấn pháp lý chính xác và hiệu quả, chuyên gia cần có kiến thức chuyên sâu về luật, đặc biệt là các quy định liên quan đến người khuyết tật. Ngoài ra, chuyên gia cũng cần có kiến thức về giáo dục đặc biệt để hiểu rõ nhu cầu và khả năng của trẻ tự kỷ.
-Có kinh nghiệm làm việc với trẻ tự kỷ và gia đình của họ: Kinh nghiệm làm việc thực tế với trẻ tự kỷ và gia đình của họ sẽ giúp chuyên gia hiểu rõ hơn về những khó khăn và thách thức mà họ phải đối mặt. Từ đó, chuyên gia có thể đưa ra các tư vấn phù hợp và hiệu quả hơn.
-Có kỹ năng giao tiếp và tư vấn hiệu quả: Kỹ năng giao tiếp và tư vấn hiệu quả là yếu tố quan trọng để chuyên gia có thể tạo dựng được mối quan hệ tin cậy với gia đình trẻ tự kỷ. Từ đó, gia đình mới có thể mở lòng chia sẻ những khó khăn và nhu cầu của họ.
- Có thái độ đồng cảm và thấu hiểu: Trẻ tự kỷ và gia đình của họ thường phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Do đó, chuyên gia cần có thái độ đồng cảm và thấu hiểu để có thể hỗ trợ họ một cách hiệu quả.
- Có kiến thức về giới, định kiến giới, phân biệt, đới xử theo giới và lồng ghép giới trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ cộng đồng và báo cáo kết quả hoạt động.
Ngoài các yêu cầu trên, chuyên gia tư vấn hỗ trợ pháp lý cho gia đình trẻ tự kỷ cũng cần có các phẩm chất đạo đức tốt, như:
-Trung thực, chính trực
-Trách nhiệm, tận tâm
-Tôn trọng quyền và lợi ích của trẻ tự kỷ và gia đình của họ
-Yêu cầu tư vấn gửi đề xuất nội dung, kế hoạch, chương trình phương pháp và dự trù kinh phí, ngày công thực hiện.
-Có hiểu biết về các địa bàn triển khai dự án cũng như các đối tác thực hiện là một lợi thế
Các chuyên gia/ nhóm tư vấn quan tâm phải gửi đề xuất và kinh phí dự toán trước 17:00 ngày    tháng    năm 2023 Email: quybttena@gmail.com hoặc  gửi trực tiếp đến địa chỉ: Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An, số 117 Lê Hồng Phong, TP Vinh, Nghệ An.   Vui lòng đặt tiêu đề của Điều khoản tham chiếu này trong phần chủ đề khi nộp đơn qua email.
Hồ sơ ứng tuyển bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt phải bao gồm các nội dung sau:
  • CV hoặc hồ sơ năng lực của chuyên gia/ nhóm chuyên gia tư vấn trong đó có liệt kê kinh nghiệm và các dự án tương tự đã từng thực hiện
  • Đề xuất tập huấn và đề xuất tài chính


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây