THÔNG BÁO

Thứ sáu - 06/10/2023 04:28 355 0
Tuyển nhóm chuyên gia trong nước “ Thực hiện khám sàng lọc, khảo sát số liệu trẻ tự kỷ tại 05 địa bàn: huyện Anh Sơn, huyện Nghi Lộc, huyện Đô Lương, huyện Diễn Châu và huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An ”
1.Bối cảnh.
Theo Tổng cục Thống kê công bố Việt Nam, tỉ lệ trẻ em mắc chứng tự kỷ ước tính là 1% số trẻ em sinh ra. Như vậy, tỉnh Nghệ An hiện có 875.834 trẻ em,  ước tính trên toàn tỉnh có khoảng 8.700 trẻ em tự kỷ từ nhẹ đến nặng.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Nghệ An có khoảng 40 trung tâm chuyên biệt từ nhỏ đến lớn và có thể đáp ứng hỗ trợ cho khoảng 1600 trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Như vậy, còn hơn 5000 trẻ khác vẫn còn chưa được can thiệp, giáo dục một cách phù hợp. Với ước tính của các chuyên gia thì cứ có 1 người mắc hội chứng tự kỷ thì có 8 người chịu ảnh hưởng trực tiếp. Và với số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ lớn như vậy, thì trẻ tự kỷ cần có một chương trình hỗ trợ riêng biệt, toàn diện hơn đặc biệt là trong các vấn đề về thực thi quyền của trẻ.
Mặc dù hiện nay, trong Luật Người khuyết tật đã có bổ sung thuật ngữ “tự kỷ” và Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 đã quy định về việc xác định mức độ khuyết tật, xác định dạng tật rối loạn phổ tự kỷ trong nhóm dạng khuyết tật khác nhưng việc thực thi chính sách cho trẻ tự kỷ còn rất ít, chưa có quy định chi tiết, cụ thể và việc trẻ và gia đình được hỗ trợ còn gặp nhiều khó khăn.
Trong tình hình chung của nhiều quốc gia, của Việt Nam nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng, nhận thức của cộng đồng về hội chứng này còn thiếu đầy đủ, thậm chí sai lệch gây nên nhiều hệ lụy trong đời sống xã hội và thực thi các chính sách trợ giúp. Tại Nghệ An, do chưa có nhiều thông tin về hội chứng tự kỷ và các dịch vụ dành cho người tự kỷ, nên có nhiều trẻ mắc hội chứng tự kỷ trong một thời gian rất dài nhưng không được phát hiện và can thiệp sớm. Trong khi đó, phần lớn các cán bộ ngành y tế, giáo dục hoặc cha mẹ trẻ còn thiếu những kiến thức chuyên môn để có thể phát hiện sớm và chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. cùng với đó là nhận thức của cộng đồng, xã hội trong công tác chăm dóc, bảo vệ và đảm bảo quyền cho các em còn gặp rất nhiều hạn chế, dẫn đến nhiều trẻ dù đã lớn nhưng không nói được, không hòa nhập được với môi trường xã hội xung quanh và phải sống phụ thuộc vào sự chăm sóc của người thân trong gia đình. Nơi thăm khám và điều trị hội chứng tự kỷ chỉ có ở các khu vực đông dân cư và có đời sống kinh tế khá giả, ổn định, trong khi những ở những khu vực nông thôn, đặc biệt là ở khu vực miền núi tại các vùng sâu, vùng xa hoàn toàn chưa có cơ sở khám, trị liệu hội chứng đặc biệt này.
Dự án Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ trên địa bàn tỉnh Nghệ An được Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An triển khai từ 15/6/2023 đến 31/5/2024.
 Một số hoạt động của dự án
1.Tập huấn nhận biết về rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em và quyền của trẻ em tự kỷ cho đội ngũ cán bộ văn hóa, cán bộ y tế, giáo viên mầm non, tiểu học tại các phường, xã, thôn, bản.
2.Trợ giúp pháp lý cho trẻ và gia đình trẻ tự kỷ
3.Kết nối gia đình trẻ với các trung tâm giáo dục chuyên biệt, các chương trình, chính sách của nhà nước, các nhà tài trợ, các gia đình có trẻ tự kỷ với nhau
4.Xây dựng một mạng lưới cộng tác viên về phát hiện sớm – can thiệp sớm, tư vấn pháp lý, kết nối các gia đình trẻ tự kỷ tại từng phường, xã
Các hoạt động trên nhằm hướng tới mục tiêu lâu dài là giúp cho trẻ tự kỷ được pháp luật bảo vệ với những chính sách sát thực, phù hợp và công bằng. Trẻ được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục và các chính sách an sinh của Nhà nước.
Trong khuôn khổ Dự án, Quỹ Bảo trợ trẻ em sẽ thực hiện hoạt động:  Khám sàng lọc, khảo sát số liệu trẻ tự kỷ, tư vấn, trợ giúp pháp lý ở trẻ khuyết tật/tự kỷ tại 05 địa bàn: huyện Anh Sơn, huyện Nghi Lộc, huyện Đô Lương, huyện Diễn Châu và huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An ”
 Quỹ  Bảo trợ Trẻ em tỉnh cần tuyển chọn một/nhóm chuyên gia để phối hợp xây dựng nội dung và tổ chức hoạt động này nhằm:  Năm bắt được tình hình về trẻ tự kỷ và có số liệu về trẻ tự kỷ tại 5 địa bàn huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Đô Lương, Diễn Châu và Quỳnh Lưu.
          II. Vai trò của chuyên gia
  1.Xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung rà soát
2.Phân công nhiệm vụ, nội dung, lĩnh vực của mỗi thành viên trong nhóm
3.Thiết kế mẫu biểu, cách thức rà soát đánh giá, phân loại mức độ tự kỷ.
4.Tiến hành rà soát, đánh giá phân loại mức độ, lập danh sách trẻ rối loạn phổ t tự kỷ của 5 địa bàn dự án nêu trên của tỉnh Nghệ An
III. Thời gian làm việc của chuyên gia
TT Nội dung Số ngày Ghi chú
1  Xây dựng  kế hoạch, chương trình  thực hiện rà soát sức khỏe tâm thần cho trẻ khuyết tật/trẻ tự kỷ
 
0.5 ngày  
2 Thời gian sàng lọc  tại địa bàn 05 huyện 5 ngày Phối hợp với nhóm dự án QBTTE
3 Báo cáo, đánh giá 0.5 ngày  
  Tổng 6 ngày  
IV. Thời gian và địa điểm cụ thể:
Thời gian: 5 ngày, từ ngày 15/10-30/11/2023
Địa điểm: 5 huyện Anh Sơn, huyện Đô Lương, huyện Nghi Lộc, huyện Diễn Châu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
          V.Sản phẩm:
                   - 01 chương trình rà soát, sàng lọc, danh sách trẻ rối loạn phổ tự kỷ có phân loại các mức độ đối với từng địa phương.
                   - 01 bộ tài liệu đánh giá, sàng lọc
                    - Báo cáo kết quả
VI.Yêu cầu đối với chuyên gia/ nhóm chuyên gia
          Hoạt động này đòi hỏi chuyên gia/nhóm chuyên gia hiểu biết về sức khỏe tâm thần đặc biệt trong lĩnh vực liên quan trẻ khuyết tật/trẻ tự kỷ và gia đình trẻ. Ngoài ra, chuyên gia/nhóm chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm nắm được các kỹ thuật và công cụ rà soát sức khoẻ tâm thần cho trẻ tự kỷ. Cụ thể như sau:
  1. Về trình độ
Có trình độ Ths. Ngành Y học về sức khỏe tâm thần/ Tâm lý/Công tác xã hội trở lên.
  1. Chuyên môn:
      Hiểu biết về sức khỏe tâm thần, các dấu hiệu nhận biết, đặc biệt trong lĩnh vực liên quan tới sức khỏe tâm thần của trẻ, cán bộ bảo vệ trẻ em, bản thân trẻ tự kỷ và gia đình trẻ, giáo viên. Ngoài ra, chuyên gia cần biết, nắm được các công cụ rà soát sức khoẻ tâm thần cho trẻ tự kỷ.
     3. Kinh nghiệm.
      -Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu, thực hành liên quan tới tư vấn sức khỏe tâm thần ở trẻ (ưu tiên cho ứng cử viên thuộc lĩnh sức khỏe tâm thần, Tâm lý, Công tác xã hội làm việc với trẻ khuyết tật/trẻ tự kỷ)
      -Có phương pháp và kỹ thuật, công cụ rà soát sức khoẻ tâm thần cho trẻ tự kỷ
      -Có kinh nghiệm làm việc với tổ chức Liên hợp quốc (UN), các tổ chức quốc tế khác
      -Yêu cầu tư vấn gửi đề xuất nội dung, kế hoạch, chương trình phương pháp và dự trù kinh phí, ngày công thực hiện
    4. Hồ sơ dự tuyển:
Các chuyên gia/ nhóm tư vấn quan tâm phải gửi đề xuất và kinh phí dự toán trước 17:00 ngày    tháng    năm 2023 Email: quybttena@gmail.com hoặc  gửi trực tiếp đến địa chỉ: Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An, số 117 Lê Hồng Phong, TP Vinh, Nghệ An.   Vui lòng đặt tiêu đề của Điều khoản tham chiếu này trong phần chủ đề khi nộp đơn qua email.
Hồ sơ ứng tuyển bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt phải bao gồm các nội dung sau:
  • CV hoặc hồ sơ năng lực của chuyên gia/ nhóm chuyên gia tư vấn trong đó có liệt kê kinh nghiệm và các dự án tương tự đã từng thực hiện
  • Đề xuất tập huấn và đề xuất tài chính



                                                                                          

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây