Chia sẻ nội dung sách “Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ”

Thứ tư - 24/07/2024 00:21 597 0
Sáng 24/7, Phòng Trợ giúp trẻ em thuộc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An đã tổ chức buổi nói chuyện, chia sẻ nội dung sách “Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ” cho các bậc phụ huynh, những người trực tiếp chăm sóc trẻ tự kỷ có con, cháu đang trị liệu, giáo dục đặc biệt tại Quỹ.
Cuốn sách “Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ em rối loạn phổ tự kỷ” là một hoạt động nằm trong dự án “Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam”. Dự án này là hoạt động hợp tác giữa Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Công ty Cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (Công ty PNJ). Kinh phí dành cho dự án là 10 tỷ đồng.
1
2

Từ những nội dung trong cuốn sách, buổi nói chuyện tập trung vào các vấn đề như: hiểu thế nào là hành vi không phù hợp, nguyên nhân của hành vi không phù hợp ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ, những tiêu chí của chương trình hỗ trợ hành vi tích cực hiệu quả, đặc điểm của các gia đình có trẻ rối loạn phổ tự kỷ kèm các vấn đề về hành vi, vai trò của gia đình trong can thiệp hành vi không phù hợp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ…..Để dễ dàng chia sẻ những kiến thức trên cho phụ huynh, cô giáo Nguyễn Thị Hóa – một giáo viên đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trị liệu, giáo dục cho trẻ tự kỷ tại Quỹ BTTE đã khéo léo cụ thể hóa những kiến thức lý thuyết bằng những ví dụ, tình huống minh họa cụ thể để phụ huynh dễ hiểu và áp dụng khi dạy con em mình.
3
Những kiến thức lý thuyết đã được cụ thể hóa bằng các ví dụ, tình huống thực tế để phụ huynh dễ hiểu
4
Được biết, tiếp sau buổi chia sẻ nội dung sách trên thì các cô giáo, trị liệu liên của Quỹ sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hơn những buổi nói chuyện, chia sẻ với phụ huynh những tài liệu mới, kiến thức mới về can thiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ.
Theo các thống kê của ngành y tế, những năm gần đây tỷ lệ trẻ em Việt Nam có rối loạn phổ tự kỷ được phát hiện ngày càng tăng. Mặc dù đa số trẻ có thể hòa nhập và có một cuộc sống tương đối bình thường nếu được phát hiện và can thiệp sớm, nhưng ở Việt Nam rất nhiều trẻ được can thiệp muộn hoặc thậm chí không được can thiệp, đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn, miền núi. Đặc biệt, hiện nay đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên về lĩnh vực giáo dục can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ còn rất ít. Các cơ sở giáo dục chuyên biệt hầu như chỉ có ở các thành phố. Bố, mẹ và gia đình đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục can thiệp cho trẻ nhưng đa số các phụ huynh rất lúng túng vì thiếu kiến thức. Chính vì vậy, việc có một cuốn sách hướng dẫn dạy con trong tay kết hợp với chia sẻ, hỗ trợ của chính giáo viên hy vọng sẽ giúp cho các cha mẹ, người chăm sóc trẻ trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.


 

Tác giả bài viết: Phòng Truyền thông vận động

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây