Các bậc phụ huynh cần hiểu rằng, gia đình là môi trường tốt nhất đối với trẻ tự kỷ bởi đó là môi trường quen thuộc, trẻ có nhiều cơ hội được tham gia vào các hoạt động hàng ngày cùng với những người thân, được thực hành và luyện tập các kỹ năng.
Chính vì vậy, việc cha mẹ hiểu và nắm vững các kỹ năng dạy trẻ tự kỷ tại nhà vừa giúp các cán bộ y tế thúc đẩy tiến độ của việc điều trị, mặt khác, còn tiết kiệm được thời gian và chi phí thời gian và kinh phí trong quá trình can thiệp.
Để thực hiện được các kỹ năng này, cha mẹ có thể tham khảo một số bài tập trò chơi gợi ý giúp luyện tập trung chú ý cho trẻ dưới dây:
1. Trò chơi: “vẽ”
Chuẩn bị: bảng, bút lông viết bảng, khăn lau
Cách thực hiện: Phụ huynh nên sắp xếp các ý tưởng trong đầu trước khi chơi trò này với trẻ. Ta có thể vẽ một vòng tròn lên bảng nhưng nhớ là vẽ chậm chậm và hỏi trẻ “đố con mẹ vẽ cái gì?”, trẻ sẽ trả lời nếu biết, còn trẻ không trả lời được thì mẹ có thể nói “à là một hình tròn”, sau đó từ hình tròn ta vẽ một đường thẳng xuống và tiết tục hỏi trẻ “mẹ vẽ thành hình gì nữa đây?” “bong bóng”, tiếp tục vẽ xung quanh hình tròn nhiều hình oval để tạo thành bông hoa, sau đó vẽ thêm lá tạo thành cành hoa. Ta sẽ cố gợi ý đặt câu hỏi cho trẻ để trẻ chú ý vào nét vẽ. Có thể sáng tạo thành các hình như: con ốc sên, mặt trời, con sâu
2. Hoạt động tô màu
Chuẩn bị: Giấy, bút màu
Cách chơi: Phụ huynh gợi ý một số hình cho trẻ chọn để tô như: mặt cười, mặt buồn, hình tròn, vuông, con cá, con gà… đầu tiên nên cho trẻ chọn những hình đơn giản trước, dần dần cho trẻ chọn các hình phức tạp hơn. Phụ huynh nên tô cùng trẻ và khuyến khích trẻ bằng lời nói như: con tô mặt cười cho thật đẹp nhé giống của mẹ nè, xem ai tô nhanh hơn nhé…
3. Trò chơi “làm bánh”chơi với đất nặn
Chuẩn bị: đất sét, một số khuôn làm bánh
Cách chơi: Phụ huynh cùng chơi với bé, vừa chơi vừa diễn giải bằng lời nói: “hôm nay sinh nhật ba, 2 mẹ con mình sẽ làm bánh tặng ba nhé!Đầu tiên mình làm bánh sinh nhật tăng ba”, vừa nói và vừa cùng bé nhào đất, dùng khuôn bánh ấn xuống để tạo thành bánh. sau đó đặt câu hỏi cho bé “con muốn là gì tặng ba” nên gợi ý cho bé, và tiếp tục trò chơi tới khi nào bé có dâu hiệu chán
4. Trò chơi “tìm đường đi”
Chuẩn bị: mô hình xe đồ chơi nhỏ, khối gỗ đồ chơi
Cách chơi: sắp các khối gỗ tạo thành mô hình nhà tượng trưng, xếp đường đi: 1 đường sẽ về tới nhà, 1 đường sẽ vào hẻm cụt. Ban đầu Phụ huynh cho 2 đường, ngắn, sau đó tăng lên dài, tăng lên 3 đường, 4 đường cho bé chọn lựa
Cách chơi tìm đường này có thể sử dụng bút lông vẽ trên bài tập giấy nếu bé nào có kỹ năng vẽ, viết tốt
5. Trò chơi “chọn hình”
Trò chơi này cho trẻ có khả năng tập trung chú ý tốt hơn
Chuẩn bị: một số hình ảnh quen thuộc với trẻ
Cách chơi 1: Ban đầu sử dụng 2 hình, cho trẻ quan sát sau đó cho trẻ nhắm mắt lại, mẹ giấu đi 1 hình và hỏi trẻ “con xem mất hình nào?”. Tăng lên lần lượt 3, 4, 5 hình khi trẻ làm tốt.
Cách chơi 2: có thể mẹ sắp xếp thứ tự 2 hình, cho trẻ quan sát, sau đó mẹ xáo trộn 2 hình đó và yêu cầu trẻ sắp xếp lại. Tăng lên lần lượt 3, 4, 5… hình khi trẻ làm tốt
Cách chơi 3: Cho trẻ quan sát 1 hình, sau đó mẹ sắp hình đó trong 2 hình khác, và yêu cầu trẻ tìm hình vừa được xem
6. Đọc sách cho bé nghe là hoạt động tăng khả năng chú ý ở trẻ rất tốt, phụ huynh nên đọc sách nhiều cho trẻ nghe. Khi đọc sách phụ huynh nên diễn tả nét mặt và giọng nói của mình phù hợp với các nhân vật trong truyện sẽ giúp trẻ thích thú hơn.
Khi trẻ có thể nhớ câu chuyện mà trẻ đã được nghe, ta có thể cùng trẻ kể lại câu chuyện bằng cách khơi gợi cho trẻ, cho trẻ bắt chước các giọng điệu, nét mặt của nhân vật.
7. Xâu hạt là hoạt động giúp phát triển vận động ngón tay, ngoài ra nó còn phát triển khả năng tập trung chú ý cho trẻ rất tốt
Chuẩn bị: Bộ xâu hạt (được bán nhiều ngoài nhà sách)
Cách chơi: ban đầu phụ huynh đưa ra số hạt yêu cầu trẻ xâu vào hết (vì dụ: 5 hạt), sau đó tăng dần số hạt càng nhiều càng tốt. Nếu khả năng nhận thức trẻ tốt thì ta có thể cho trẻ xâu hạt xen kẽ (ví dụ: 1 màu vàng, 1 màu đỏ, hoặc 1 con cá, 1 con gà…)
8. Trò chơi “quan sát tranh”
Chuẩn bị: 1 số tranh có nhiều chi tiết
Cách chơi: Cho trẻ quan sát tranh với 3 chi tiết khác nhau trong thời gian 1p có thể trò chuyện với trẻ những hình ảnh trong tranh, sau đó cất tranh đặt câu hỏi cho trẻ “trong tranh có những hình gì?”, trẻ phải nêu lên những hình vừa thấy
Hoặc đối với những trẻ hạn chế ngôn ngữ, chúng ta có thể để những tấm hình cắt rời giống trong tranh và 1 số hình không có trong tranh, đưa cho trẻ để trẻ chọn ra những hình mà trẻ thấy trong tranh
9. Trò chơi “tìm hình”
Chuẩn bị: Hình vẽ có nhiều hình học khác nhau, hoặc tranh 1 số dụng cụ có chứa hình học
Cách chơi: Cho trẻ tìm hình chữ nhật trong bức tranh đồ dùng nhà bếp (có 3 hình ảnh), tăng dần mức độ
10. Trò chơi “đẩy xe”
Chuẩn bị: bìa cứng, nhiều xe đồ chơi
Cách chơi: đặt bìacứng cho có động nghiêng 30 – 40 độ, sau đó đặt lần lượt từng chiếc xe lên cho xe chạy
11. Trò chơi xé giấy
Chuẩn bị: 1 ít giấy báo, hoặc giấy trắng
Cách chơi: Chobé xé giấy theo hình trên giấy báo, hoặc cho bé xé giấy tự do, hoặc ba mẹ có thể vẽ đường kẽ sẵn trên giấyvà cho bé xé theo đường kẽ
Trò chơi này ngoài việc phát triển chú ý thì còn phát triển vận động tinh khá tốt cho trẻ
12. Cho trẻ nghe nhạc nhiều cũng kích thích trẻ chú ý ghi nhớ lời bài và giai điệu của bài hát, đến lúc nào đó trẻ nghe được bài hát thì trẻ cũng ngân nga theo
13. Ngoài ra còn một số hoạt động như trò chơi xây dựng, trò chơi xếp hình cũng giúp trẻ phát triển tốt sự tập trung chú ý.
Trẻ có thể tập trung và chú ý vấn đề sẽ giúp hoàn thành tốt công việc một cách dễ dành hơn. Nhờ vào sự tập trung cao độ, trẻ sẽ dễ dàng đánh bại những tác động xung quanh như tiếng ồn hoặc các hoạt động làm phân tán tư tưởng. Hãy tập luyện thói quen cho sự tập trung chú ý hàng ngày cho trẻ cho đến khi trẻ đang làm việc gì đó mà vẫn tập trung tốt vào công việc của mình dù có bị bất cứ tác động xung quanh khác xen vào.
*CÁC BÀI TẬP GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TƯ DUY LOGIC
Bài tập 1
Phân biệt về mức độ to/nhỏ - về vị trí trên/dưới, trước/sau, trong/ngoài của các vật:
Dụng cụ:
Các hình to - nhỏ ( Hình con voi - con chuột / hình cái tủ - cái ghế ) -
Các hình chỉ vị trí ( Cuốn vở đặt trên bàn - Cái ly ở dưới gầm bàn - Cái ghế trước cái tủ ...)
Tiến hành:
Cho trẻ nhìn và yêu cầu trẻ chỉ ra các yếu tố ( Con gì to hơn ? ) Các vị trí trước sau trên dưới. Đây là bài tập dễ - có thể nâng độ khó lên bằng việc so sánh từ 3 - 5 hình với yêu cầu : Con vật nào to nhất , con vật nào nhỏ nhất- Cái gì ở trước nhất, cái gì ở sau cùng ...
Bài tập 2
Phân biệt được bên phải, bên trái phía trước phía sau với vị trí của chính mình
Dụng cụ:
Các tấm ảnh chụp hình trẻ với một số vật dụng xung quanh - Có thể tiến hành ngay khi trẻ ngồi học.
Tiến hành :
Cho trẻ ngồi trên ghế và hỏi : Cái tủ ( trong phòng ) ở phía nào của con ?
Cho trẻ xem hình và hỏi : Bên phải con ( trong hình ) là cái gì ?
Bài tập 3
Phân loại từng nhóm
Dụng cụ :
Hình nhiều vật dụng trong nhà - hình các con thú ( gia cầm, thú hoang, loại sống trong rừng, loại sống dưới biển ..)
Tiến hành :
Yêu cầu trẻ chỉ ra các vật có cùng một nhóm (Các đồ dùng làm bếp, các đồ dùng trong phòng tắm, các vật dụng làm bằng gỗ hay kim loại, nhựa ... )
Bài tập 4
Đoán ra kết cục của một câu chuyện
Đọc hay kể cho trẻ nghe một câu chuyện đơn giản - yêu cầu trẻ đưa ra kết cục .
Bài tập 5
Thực hiện liên tiếp 3 mệnh lệnh một lúc.
Yêu cầu Trẻ nhớ và thực hiện cùng một lúc theo trình tự trước sau 3 yêu cầu liên tiếp (Vídụ: Con cởi áo khoác ra, rồi vào bếp rửa tay xong mang cho mẹ cái ly )
Bài tập 6
Xếp các bức tranh theo đúng thứ tự thời gian
Dụng cụ:
Các bức tranh diễn tả các giai đoạn : Mùa : Xuân - Hạ - Thu - Đông, các câu chuyện với các hoạt động trước sau
Yêu cầu :
Trẻ nhìn các bức ảnh diễn tả các thời điểm khác nhau và sắp xếp chúng theo đúng trình tự thời gian .
*BÀI TẬP GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG QUAN SÁT - GHI NHỚ
- Yêu cầu Trẻ phát hiện ra sự thay đổi các xếp đặt các vật dụng trong nhà (sau khi kê dọn lại) hay các món đồ chơi trên kệ đồ chơi của trẻ ( thêm vào và bớt đi vài món )
- Yêu cầu Trẻ xem và nhận ra sự khác biệt giữa các bức tranh cùng chủ đề nhưng có sự thay đổi về nội dung (Tranh vẽ một cái cây vào mùa Xuân, mùa Hè, mùa Thu và mùa Đông với đặc điểm khác nhau ) hay tìm ra được ít nhất là 3 - 5 điểm khác nhau giữa hai bức tranh trông có vẻ như giống hệt nhau ?
Cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ phân biệt được 2 loại âm thanh khác nhau (gõ muỗng lên cái ly gỗ và gõ lên cái ly bằng kim loại )
- Yêu cầu Trẻ phân biệt được các sắc độ trong một bức hình : Phân biệt giữa màu hồng và màu đỏ, màu vàng và mầu vàng chanh...
- Yêu cầu trẻ nghe một câu chuyện ngắn và sau đó nhắc lại nội dung theo đúng trình tự những gì mình nghe được?Không cần đúng từ, chỉ cần đúng ý.
Tuỳ theo khả năng thực hiện mà bạn có thể nâng lên các yêu cầu có nội dung tương tự nhưng khó hơn.